


































Bạn đang xem: Công thức chia lỗ trên mặt bích
– Nhiều người thợ lấy dấu xác định tâm các lỗ theo dưỡng nhưng không dùng mũi núng mà dùng mũi vạch. Dưỡng đặt trên chi tiết để lấy dấu là dưỡng có các lỗ nhỏ, sau khi vạch các đường tròn nhỏ đó lên chi tiết, dùng mũi núng, ngắm bằng mắt để chấm tâm của các lỗ nhỏ đó.
Như vậy, lấy dấu các lỗ theo dưỡng có thể thực hiện theo ba cách:
1- Lấy dấu các đường tròn và sau đó xác định tâm các lỗ (để khoan).2- Lấy dấu tâm lỗ trực tiếp qua lỗ bằng mũi núng.3- Lấy dấu đường tròn các lỗ nhỏ, sau đó dùng mũi núng chấm tâm các lỗ, ngắm bằng mắt.
Xem thêm: Review Nên Mua Ip 11 Hay Xs Max Hay Iphone 11 Khi Giá Chênh Lệch Chỉ 1 Triệu?
Mỗi cách lấy dấu tâm lỗ có những ưu, nhược điểm nhất định:
– Cách thứ nhất không nên dùng khi lấy dấu lỗ để khoan, nếu lỗ có sẵn (đúc sẵn hoặc đã gia công sơ bộ) chỉ còn lại khoét rộng nên dùng theo cách này (không cần phải xác định tâm của lỗ).
– Cách thứ hai có chi phí thời gian cho lấy dấu ít hơn, nhưng nếu như gá đặt mũi núng không chính xác theo lỗ, khó có thể phát hiện ra sai sót sau khi tháo dưỡng ra khỏi chí tiết.
– Cách thứ ba có ưu điểm là dễ phát hiện sai sót nếu chấm tâm không chính xác theo dấu các vòng tròn của các lỗ nhỏ trên chi tiết.